Translate

31 tháng 8, 2021

Viêm Da Nổi Cục - LSD (Lumpy SKin Disease)

1. Đặc điểm của vi rút gây bệnh 

 Bệnh viêm da nổi cục VDNC (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại. * Vi rút gây bệnh viêm da nổi cục thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh đậu trên dê, cừu. * Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong 2 giờ, 65 độ C trong 30 phút. Vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ -80 độ C trong 10 năm và dịch nuôi cấy mô nhiễm vi rút được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C trong 6 tháng. * Vi rút viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng. 

  2. Triệu chứng, bệnh tích

Trâu, bò mắc bệnh có những dấu hiệu dưới đây: – Sốt cao, có thể trên 41độ C. – Giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú. – Suy nhược, bỏ ăn và hốc hác. – Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt. – Sưng hạch bạch huyết bề mặt. – Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2–5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sân này có hình tròn, chắc, tròn và nhô cao, liên quan đến da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới. – Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn. – Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi. – Các chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, chẳng hạn như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển. – Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời. – Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng



.
  3. Phòng, chống bệnh

Kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh tại các nước Châu Âu và Tây Á cho thấy các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm: Phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò. Đối với những nước không có dịch bệnh, cần hạn chế nhập khẩu trâu, bò và một số sản phẩm trâu, bò; áp dụng biện pháp giám sát phát hiện bệnh trong phạm vi tối thiều là 20km từ quốc gia hoặc vùng có dịch. Đối với những nước có dịch bệnh, hạn chế vận chuyển trâu, bò trong khu vực có dịch; tiêu hủy trâu bò biểu hiện triệu chứng lâm sàng và tiêm phòng. Thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống), phương tiện vận chuyển. Có biện pháp để tiêu diệt các loài vật chủ trung gian truyền bệnh như: ruỗi, muỗi, ve, mòng và các loại côn trùng hút máu khác,… tại khu vực chuồng nuôi. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt; đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn trâu bò. 

  4. Điều trị và phòng chống bệnh kế phát

- Nguyên tắc chung: để tăng hiệu quả điều trị khi trâu, bò mắc bệnh VDNC cần phát hiện sớm, xử lý kịp thời; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nâng cao sức khỏe cho trâu bò; sử dụng kết hợp các loại thuốc tăng sức đề kháng, điều trị triệu chứng và các nguyên nhân nhiễm trùng kế phát. - Khi phát hiện trâu bò mắc bệnh: Sử dụng các loại thuốc trợ sức, trợ lực để tăng cường sức đề kháng cho trâu bò như Glucose, Vitamin A,D,E; B-Complex; Vitamin C,... để tiêm hoặc hòa vào nước cho uống hàng ngày. - Khi con vật có biểu hiện sốt cao (phát hiện qua cặp nhiệt độ, gương mũi khô, phân táo,...) sử dụng các loại thuốc hạ sốt như Anagin C, Ketovet... - Tiêu đờm, hỗ trợ gia súc dễ thở hơn, tăng cường hoạt động của cơ tim bằng các thuốc như Bromhexin hydroclorid, Cafein,... - Khi trâu, bò có hiện tượng viêm, sưng: Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thành phần hoạt chất chính như Ketoject, Dexamethasole Natri phosphat 0,1%, Flunixin, ... - Sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống bội nhiễm kế phát, nhiễm trùng (Nên sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng, thời gian tác dụng kéo dài) như: Amoxyline LA, Kanamycine, Oxytetraxycline... - Trường hợp phát hiện trâu bò có triệu chứng, biểu hiện mắc ký sinh trùng đường máu, sử dụng các loại thuốc như Ivermectin, Azidin(Hanvet), trybabe(vemedim Cần Thơ)… (lưu ý không tiêm cho gia súc đang mang thai; trước khi dùng thuốc 10-15 phút nên tiêm cafein hoặc long não để trợ tim, trợ sức). - Đối với các vết loét do bệnh VDNC: Rửa sạch các vết loét ở da, miệng, bầu vú, chân, bụng, … bằng các dung dịch như nước muối sinh lý, thuốc tím, cồn Iodine... sau đó có thể sử dụng các loại kháng sinh mỡ như Rivanol, Oxytetraxicline, Pen-step…bôi vào vết loét. - Căn cứ vào các triệu chứng quan sát được như ho, khó thở, tiêu chảy, chướng hơi, ký sinh trùng đường máu để sử dụng các loại kháng sinh, thuốc an thần, cầm tiêu chảy, điều trị ký sinh trùng đường máu... theo thực tế.



                       
   Kênh Youtube VTV16 bệnh VDNC


 


  Bò mang thai tiêm VDNC được không?

 


  5. Vacxin phòng bệnh VDNC

Đối với vắc xin Lumpyvac được bảo quản ở nhiệt độ từ 20C đến 80C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, không bảo quản ở chế độ đông lạnh. Trong quá trình vận chuyển và sử dụng vắc xin phải được bảo quản trong thùng xốp cùng với đá lạnh hoặc đá khô. . Sử dụng vắc xin - Vắc xin Lumpyvac là vắc xin nhược độc dạng đông khô. - Dung dịch pha (gồm vắc xin + lọ nước muối sinh lý 50 ml đã được làm mát); sử dụng lọ vắc xin đã pha trong vòng 2 giờ. Mỗi lần lấy vắc xin đã pha vào xi lanh phải lắc đều lại một lần nữa. - Cách pha vắc xin: Lọ vắc xin 25 liều pha với lọ nước muối sinh lý 50 ml tiêm cho 25 con trâu, bò. - Sử dụng: + Lắc kỹ vắc xin đã pha trước khi tiêm; + Tiêm dưới da. + Liều dùng: 2ml/con trâu, bò. . Mùa vụ và thời gian tiêm phòng Triển khai tiêm phòng định kỳ vắc xin phòng bệnh VDNC 01 lần/năm (thời gian miễn dịch của vắc xin Lumpyvac là 12 tháng). - Đối với trâu, bò đang mang thai (có chửa) cần thao tác nhẹ nhàng; không tiêm cho trâu, bò mang thai ở thời kỳ đầu và thời kỳ cuối của quá trình mang thai.

Đôi điều thú vị về trái tim (14/2/2024)

 "Trái tim" biểu tượng bày tỏ yêu thương nồng nhiệt,với sắc thái vui tươi,hạnh phúc ngọt ngào. Còn "tim" trong cơ thể co...

 

Nhận thông tin mới

Liên lạc

Tôn An 091 8275827

Bạn đồng hành