Translate

01 tháng 12, 2021

Bệnh dại ở gia súc

 


Dịch theo sub của tác giả :

 *Typical symptoms of rabies in cattle  -  Các triệu chứng điển hình của bệnh dại ở gia súc.  

 * confusion  -  sự hoang mang

 * insomia    -    Mất ngủ

 *hallucination   -   Ảo giác

 * excessive salivation   -   Chảy nước giải

 * choking    -    Nghẹt thở

 * belowing    -   Rống,kêu

 * enxiety   -    Lo lắng  

Link Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=IjHVZxvlWlA



Bệnh phát sau sự xâm nhập của vi rút Neuroryctes động vật bị dại vào cơ thể.Bò có thể bị cắn bởi một con chuột nhiễm bệnh,chó dại,hoặc động vật hoang dã khác, sau đó vi rút xâm nhập vào vết thương cùng với nước bọt của vật mang mầm bệnh.

+ Bệnh dại ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của động vật. Bò nhiễm bệnh trở nên hôn mê và hôn mê hoặc kích động quá mức. Các giai đoạn phát triển tiếp theo của bệnh được đặc trưng bởi chứng sợ nước, tăng tiết nước bọt .

+ Giai đoạn tiếp theo phát bệnh dại ở bò gây liệt hàm dưới và cơ quan hô hấp.Con vật ngừng nuốt và ngừng di chuyển. Bò liệt hoàn toàn.

+ Tiếp theo đặc trưng bệnh dại  là liệt hàm dưới (miệng há ra, lưỡi rơi ra ngoài). Bò ngừng nhai và nuốt thức ăn, từ chối thức ăn và nước. Hoàn toàn tê liệt và con vật chết.Thời gian ủ bệnh dại ở bò có thể kéo dài từ 2 đến 12 tháng, giai đoạn cấp tính của bệnh từ 5 - 7 ngày.

+ Bệnh dại gây tử vong 100% ở động vật. Việc điều trị không được do không hiệu quả, tiêu hủy bò ốm, đốt xác bò, chế biến thành bột thịt, xương hoặc đem chôn gia súc.

+ Căn bệnh này vẫn gây tử vong cho động vật và con người. Cách duy nhất để chống lại nó là tiêm chủng.

                                                                1/12/2021




13 tháng 11, 2021

Siêu âm thai gia súc

 Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.




Nền tảng hoạt động chính của máy siêu âm là dựa vào nguyên lý định vị bằng sóng siêu âm. Khi hoạt động, thông qua một đầu dò đặc biệt vừa có chức năng phát và thu nhận phản hồi của sóng siêu âm,ta sẽ đặt đầu dò này sát lên da bệnh nhân để ghi nhận những hình ảnh của cơ quan bên dưới.

Khi đi qua các mô trong cơ thể, sóng siêu âm sẽ tiếp xúc với các đường ranh giới của các loại mô khác nhau (ví dụ dịch và mô mềm, mô mềm và xương...). Đầu dò phát sóng siêu âm đi, tiếp xúc với mỗi loại mô khác nhau sẽ tạo ra phản hồi âm khác nhau.

Một số sóng âm khác sẽ tiếp tục đi xuyên qua, tiến sâu hơn vào trong cơ thể và gặp các các đường ranh giới khác nằm sâu hơn, tạo phản hồi âm khác quay trở lại đầu dò.

Đầu dò siêu âm này sẽ thu nhận các sóng âm phản hồi khác nhau, xử lý và gửi các thông tin thu được đến hệ thống máy vi tính hiện đại để tái tạo hình ảnh cơ quan. Đây chính là nguyên lý tạo ảnh trong siêu âm.

Trong thú y cũng ứng dụng tiến bộ khoa học vào phục vụ điều trị đã lâu như siêu âm,x quang,nội soi...

Bài viết mình chia sẻ về chủ đề siêu âm giới tính của IMV imaging.UK. file pdf.chụp lại màn hình nên có hơi mờ xíu .


DỊCH THEO SUB CỦA FILE

* Using ultrasound for fetal sex determination can be useful to herd management programmes. You can estimate the number of replacement heifers, further justify the culling of a cow with chronic disease (mastitis, lameness, etc.), and determine pricing for a sale and/or purchase. 

* Sử dụng siêu âm để xác định giới tính thai có thể hữu ích cho các chương trình quản lý đàn. Bạn có thể ước tính số lượng bò cái tơ thay thế, xa hơn tính thêm cho việc tiêu hủy những con bò bị bệnh mãn tính (viêm vú, què, v.v.) và xác định giá bán và / hoặc mua

* Fetal sex can be determined as early as 55 days post conception and up to approximately 110 days. The ideal time frame to diagnose fetal sex is between 55 and 70 days.
Giới tính thai có thể được xác định sớm nhất là 55 ngày sau khi thụ thai và lên đến khoảng 110 ngày. Khung thời gian lý tưởng để chẩn đoán giới tính thai nhi là từ 55 đến 70 ngày.


Chuẩn đoán thai giới tính đực
genital tubercle (GT) : củ sinh dục
* It is easier to identify males, so you should always start by checking for the male genital tubercle (GT). If you do not see a distinct male feature, it is important to perform a complete examination of the fetus and identify the female GT. The male and female GT have a similar appearance. The location is key to determining between male and female. Start by identifying the umbilical cord and follow it to its connection at the abdomen of the fetus (Figures 3. and 4.)
Việc xác định con đực dễ dàng hơn, vì vậy bạn nên luôn bắt đầu bằng việc kiểm tra xem các đốm ở bộ phận củ sinh dục nam (GT). Nếu không thấy đặc điểm riêng biệt của con đực, điều quan trọng là phải khám tổng thể thai và xác định có phải thai GT nữ. GT nam và GT nữ có ngoại hình giống nhau. Xác định vị trí là chìa khóa để xác định giữa con đực và cái. Bắt đầu bằng cách xác định dây rốn và theo dõi nó đến kết nối của nó ở bụng của thai (Hình 3. và 4.)

* Figure 3: The angle of the ultrasound beam relative to the fetus will affect how the umbilical cord appears. Here, the umbilical cord is in cross section and appears separate to the fetus.
Hình 3: Góc của đầu dò thao tác lúc siêu âm so với thai nhi sẽ ảnh hưởng đến cách dây rốn xuất hiện. Ở đây, dây rốn ở dạng mặt cắt ngang và có vẻ tách biệt với thai nhi.
* Figure 4: The umbilical cord can be seen attaching the abdomen of the fetus.
Hình 4: Có thể thấy dây rốn gắn liền bụng của thai.

 
* Figure 5: The male GT can be seen just caudal to the attachment of the umbilical cord to the abdomen.
Hình 5: Có thể thấy GT đực phía sau đuôi với phần dính của dây rốn vào bụng.

* Figure 6: A transverse section of the fetus just caudal to the umbilical cord attachment is shown. The male GT can be seen as hyperechoic (bright) parallel lines.
Hình 6: Một phần ngang của thai chỉ từ đuôi của dây rốn được hiển thị. GT đực có thể được coi là đốm sáng (sáng)
hyperechoic: tăng sáng
* Figure 7: In this male fetus the scrotum can be identified between the hindlegs and appears as a trilobed structure.
Hình 7: Ở thai đực này, bìu dái có thể được xác định nằm giữa hai chân sau và xuất hiện như một cấu trúc hình tam giác.
* Figure 8: In this male fetus the scrotum can be seen as 3 parallel echogenic lines between the hindlimbs.
*Hình 8: Ở thai đực này, bìu dái có thể được xem giống như 3 đường hồi âm song song giữa hai chân sau(ta thấy 3 trắng đốm song song,2 chân và bìu ở giữa)

                                                     Chuẩn đoán thai giới tính cái




* To identify a female fetus, start by searching 
the tail region.
*Để xác định thai cái,ta phải bắt đầu tìm phần đuôi.

*You should be looking for: 
• The female GT. It appears as two bright 
white parallel lines (bilobed structure).
*Bạn nên tìm : dấu hiệu thai cái.Nó xuất hiện ở giữa hai đường trắng song song.(phần bôi đậm)
*It is located behind the hind limbs and 
under the tail (Figures 9., 10., 11., and 12.)
*Nó nằm ở sau hai chân sau và ở dưới phần đuôi (ảnh 9,10,11, và 12)
*Once the tail is located, try to see both the tail 
and female GT at the same time. This ensures 
you are not incorrectly identifying the tail as 
the female GT. 
*Sau khi xác định được phần đuôi,cố gắng xem cả phần đuôi và dấu hiệu thai cái cùng lúc ,để chắc rằng mình không nhầm lẫn cái đuôi là dấu hiệu thai cái.
*Once you have identified the tail and female 
GT you should locate the hind limbs. This 
ensures you are not confusing a leg bone with 
a female GT.
*Khi đã xác định được  đuôi và giới tính cái bạn cũng nên tìm hai chân sau.Để chắc rằng bạn không nhầm lẫn xương chân với dấu hiệu giới tính cái.

- Figure 9: The parallel echogenic lines of the 
female genital tubercle can be seen caudal to 
the hindlimbs under the tail.
- Hình 9 : Các đường hồi âm song song của dấu hiệu thai cái có thể thấy phía sau hai chân sau và dưới đuôi.
- Figure 10 and 11: The female GT can be seen under 
the tail.
- Hình 10 và 11 : Dấu hiệu thai cái có thể thấy dưới phần đuôi.
- Figure 12: The Female GT can be seen under 
the tail. It is important to identify the tail as a 
separate structure and not mistake the female 
GT for the tail.
- Hình 12 : Dấu hiệu thai cái có thể thấy ở dưới đuôi.Quan trọng là nhận biết cái đuôi là cấu trúc riêng biệt và để không sai lầm khi nhận dấu hiệu thai cái là cái đuôi.

                                                         Siêu âm thai giới tính đực


                                              Vui Lòng liên hệ sđt  0918275827 - Tôn An


                                                                 28/11/2021


11 tháng 10, 2021

Nguyên tắc sử dụng Vacxin

Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.



 Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh được gọi là Vacxin.Các vacxin đó được chế bằng bản thân mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng.

Vacxin được đưa vào cơ thể là không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây ra một thể bệnh rất nhẹ không có hại cho động vật,nhưng nó gây ra một phản ứng làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.Phản ứng đó gọi là Đáp ứng miễn dịch.

Vacxin bao gồm trong đó là một hoặc một số mầm bệnh đã giết chết hay làm yếu đi được gọi là kháng nguyên.là thành phần chủ yếu,còn có hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giữ cho kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể,làm tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở động vật,gọi là chất bổ trợ.

Đáp ứng miễn dịch tạo ra trong cơ thể sau khi tiêm vacxin gọi là Kháng thể hiện diện chủ yếu trong huyết thanh,miễn dịch này gọi là miễn dịch dịch thể.Đáp ứng miễn dịch cũng tạo ra những tế bào có vai trò diệt mầm bệnh hoặc gây dị ứng được gọi là miễn dịch tế bào.  

PHÂN LOẠI

*Vacxin vô hoạt : còn gọi là vacxin chết,có chứa vi sinh vật đã bị giết chết bởi hóa chất,nhiệt hoặc tia xạ,giống như virut còn cái vỏ mô hình ở ngoài thôi để miễn dịch nhớ "mặt" để lần tới có bệnh thì cơ quan miễn dịch sẽ tấn công.

*Vacxin nhược độc : còn gọi là vacxin sống,chứa mầm bệnh đã được làm yếu đi bằng cách nuôi cấy trong điều kiện không thuận lợi cho sự thể hiện độc tính của mầm bệnh.Vacxin sống này sẽ tạo đáp ứng miễn dịch lâu dài và phù hợp cho động vật trưởng thành khỏe mạnh.

*Vacxin độc tố : chưa độc tố của mầm bệnh đã được làm vô hoạt(mất tác dụng).Đây là vacxin dùng chống căn bệnh gây ra không phải do virut mà là do độc tính của nó gây ra.Ví dụ : Vacxin phòng bệnh uốn ván,bạch hầu.

*Vacxin tái tổ hợp : là loại sử dụng công nghệ tái tổ hợp các gen mả hóa cho các kháng nguyên của các mầm bệnh vào cùng một vi khuẩn không gây bệnh.Vacxin DNA tạo ra tác nhân gây bệnh là DNA.đưa trực tiếp vào cơ thể ,tế bào tiếp nhận gen và tạo ra sản phẩm mã hóa từ gen đó,sau đó hệ thống miễn dịch nhận biết như là một kháng nguyên.

*Vacxin đơn giá : được tạo ra để sinh miễn dịch chống lại một kháng nguyên hay một mầm bệnh,vacxin đa giá tạo ra để kích thích sinh miễn dịch chống hai hay nhiều dòng của cùng một mầm bệnh hoặc nhiều mầm bệnh khác nhau.



MỘT SỐ ĐIỀU CẦN CHÚ  Ý KHI SỬ DỤNG VACXIN

*Vacxin là thuốc dùng để phòng bệnh cho động vật khỏe mạnh,chưa mắc bệnh.Nếu tiêm cho vật đã bệnh rồi thì bệnh có thể phát sớm hơn,nặng hơn.

*Trường hợp ngoại lệ có thể dùng vacxin khi mà động vật đã nhiễm mầm bệnh.VD : sử dụng vacxin bệnh dại cho người bị chó dại cắn,trường hợp này vacxin đã tạo ra kháng thể chống virut dại trước khi virut tấn công lên não,gây bệnh và tiêu diệt virut dại.

*Vacxin bệnh nào thì phòng bệnh đó thôi,không phòng bệnh khác được.

*Hiệu lực của vacxin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe động vật vì nó là kết quả đáp ứng của miễn dịch của động vật.Vì lẽ đó chỉ dùng vacxin cho động vật ở trạng thái khỏe mạnh,được chăm sóc nuôi dưỡng tốt,không mắc các bệnh truyền nhiễm và mãn tính khác.

*Cần chú ý thêm rằng trong số động vật đạt tiêu chuẩn sử dụng vacxin không phải tất cả đều sinh miễn dịch tốt.Có một số động vật sau khi tiêm vacxin có thể do điều kiện ngoại cảnh có thể sinh miễn dịch kém,không có khả năng chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh và mắc bệnh.Tỉ lệ động vật tạo được miễn dịch chống bệnh gọi là hiệu lực của Vacxin.

*Bình thường không dùng vacxin cho động vật quá non và động vật đang mang thai:

-Ở động vật non,các cơ quan đảm nhận chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng miễn dịch đối với vacxin còn yếu,ngoài ra thú non còn có một lượng kháng thể thụ động do mẹ truyền cho,những kháng thể đó có thể trung hòa kháng thể trong vacxin,ngăn cản vacxin tác dụng.Do đó chỉ sử dụng vacxin cho thú ở độ tuổi nhất định khi mà lượng kháng thể mẹ truyền cho đã phân hủy gần hết.dùng vacxin càng muộn càng tốt,2 tháng tuổi trở lên.

-Khi có dịch bệnh đe dọa thì có thể tiêm sớm cho động vật non,nhưng sau đó phải cần phải tiêm bổ sung.

-Động vật mang thai,trạng thái sinh lý cũng có những thay đổi nên dùng kháng sinh dễ gây phản ứng mạnh và làm sảy thai.Đặc biệt không dùng vacxin sống cho động vật mang thai,nhất là các vacxin virut nhược độc.

*Thời gian tạo miễn dịch ở động vật sau khi tiêm vacxin là 2-3 tuần.Trong thời gian 2-3 tuần đó,động vật chưa có miễn dịch đầy đủ,vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh.Hiện tượng đó có thể đưa đền những quan niệm sai lầm về Vacxin như Vacxin không có phản ứng,Vacxin không hiệu lực,Vacxin gây ra bệnh

*Một số động vật đang mang trùng,ủ bệnh thì sau khi tiêm vacxin thì sẽ phát ra nhanh hơn.

SAU KHI TIÊM VACXIN

*Sau khi tiêm có thể gây phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm : sưng,nóng,đau..sau một thời gian phản ứng sẽ giảm đi,cần thao tác vô trùng khi tiêm vacxin để tránh nhiễm trùng cục bộ.

*Khi có phản ứng cục bộ thì phải chườm nóng chỗ tiêm và tiêm cafein để giảm phản ứng mau hơn.Khi nơi tiêm bị nhiễm trùng apxe gây mũ phải lễ mũ ra và điều trị bằng kháng sinh.

*Một số vacxin có thể gây ra phản ứng dị ứng,phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm,động vật thể hiện : sốt,nôn mửa,run rẩy,thở gấp,nổi mẫn trên mặt da(lợn).Phản ứng nhẹ sau thời gian ngắn sẽ hết,phản ứng nặng vật có thể chết thường gọi là phản ứng quá mẫn.

*Nguyên nhân của dị ứng có thể do cơ thể của vật dễ bị dị ứng hoặc mẫm cảm với chế phẩm sinh vật lạ đưa vào cơ thể,

*Để tránh phản ứng nặng,điều cần quan tâm là sai khi tiêm phải theo dõi trạng thái gia súc sau vài giờ liền,nếu có phản ứng phải xử lý ngay bằng các thuốc chống Histamin(ngứa,khó thở,sưng) như:Adrenalin,Dimeron,Ephedrin...

*Để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao đề kháng,cứ 4-12 tháng tiêm lại một lần cho động vật,tùy theo vacxin,tùy theo động vật và tùy theo tình hình dịch tễ.



06 tháng 10, 2021

Sơ đồ cấu tạo xương và các bộ phận của Bò

Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.

Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.


Nguồn : tài liệu thú y và youtube



Mỗi người nông dân nên biết cấu tạo của các cơ quan nội tạng và các đặc điểm của bộ xương bò để có thể tự mình giúp đỡ con vật nếu cần thiết. Kiến thức về giải phẫu gia súc cho phép chúng tôi đánh giá mức độ hữu ích của sự phát triển của bê, xác định gãy xương và nội thương ở động vật, để giữ cho sức khỏe của đàn trong tầm kiểm soát. Kiến thức về giải phẫu đặc biệt cần thiết đối với các chủ trang trại quy mô vừa không có bác sĩ thú y thường trực.


1 Phần ĐẦU




                   Con bò có đầu lớn, bao gồm xương sọ, mắt, tai, răng, mũi.

*Đầu lâu

Hộp sọ của bò được chia thành 2 phần: phần thứ nhất bảo vệ não, phần thứ hai tạo thành mõm với lỗ mở mắt, lỗ mũi và hàm. Ở một con bê, các phần có khối lượng bằng nhau, khi con bò trưởng thành, tiết diện khuôn mặt tăng lên, não không thay đổi.

Bộ xương sọ của bò được hình thành bởi 13 xương ghép đôi (nằm đối xứng hai bên) và 7 xương không ghép đôi. Ghép đôi tạo nên vương miện, trán và thái dương, không ghép đôi - phần gáy, hình nêm và hai bên đỉnh. Danh sách xương sọ bò:

  • -vùng não cặp - trán, đỉnh, thái dương;
  • -kết hợp mặt - tuyến lệ, vòm miệng, hàm trên, hàm dưới, hàm trên, mũi, mộng thịt, tua tủa trên, tua bin dưới;
  • -não không cặp - hình nêm, chẩm, liên đỉnh;
  • -không ghép đôi mặt - dưới lưỡi, mắt cáo, mở.
*ĐÔI MẮT


Các cơ quan thị giác của con bò nằm đối xứng trong khuôn mặt của hộp sọ. Gia súc có thị lực một mắt. Nhãn cầu nằm trong quỹ đạo, nó tròn, mặt ngoài hơi lồi, có ba màng bao bọc. Về bên trong, cơ quan này được chia thành thể thủy tinh, thùy trước và thùy sau. Lông mi - bảo vệ chống lại căng thẳng cơ học. Tuyến lệ tiết ra chất lỏng để giữ ẩm cho mắt. Mống mắt ở gia súc, trong hầu hết các trường hợp, có màu nâu.

*HÀM RĂNG

Bê con có 20 chiếc răng sữa. Bò lớn có 32 chiếc răng. Hàm bò thích nghi để nhai thức ăn thực vật. Răng cửa dài, hướng về phía trước, có cạnh sắc, mọc ra từ hàm dưới, dùng để cắt cỏ. Việc nhai được thực hiện theo chuyển động tròn của hàm dưới.

*TAI

Gia súc có thính giác tốt. Cơ quan thính giác của bò bao gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong. Lớp đệm là di động, bao gồm các mô cơ và sụn.Bên trong tai được tạo thành từ các màng nhĩ và màng nhĩ.

2 Phần BỘ XƯƠNG

Gia súc có khung xương chắc, nặng. Ở bò đực, khung xương to hơn ở cá cái, đó là do khối lượng cơ lớn hơn.

Bộ xương của bò gồm 2 phần:

  • -trục - xương sọ, cột sống, lồng ngực;
  • -ngoại vi - chi trước và chi sau.

 Bò có 50 đốt sống, phần trục của bộ xương bao gồm:

  • *7 đốt sống cổ.
  • *13 vai.
  • *6 thắt lưng.
  • *5 xương cùng.
  • *19 đuôi.

Các đốt sống cổ là nơi di động nhất, nối hộp sọ và xương ức. Đốt sống cổ - đốt sống cổ thứ 7. Bộ xương ngực ít di động nhất, nó là cơ sở để gắn các xương sườn. Sườn - 13 cặp xương phẳng tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi khỏi bị thương. Ở một con bò cái, 5 cặp được nối với nhau bằng sụn, 8 cặp tự do.



3 Phần CƠ

Khi một con bê được sinh ra, có tới 80% trọng lượng cơ thể của nó đổ vào hệ cơ xương, bao gồm khung xương và mô cơ. Ở một con bò trưởng thành, khung xương và cơ bắp chiếm khoảng 60% trọng lượng.

Hệ cơ của bò đực bao gồm 250 cơ. Toàn bộ chức năng của cơ thể được đảm bảo bởi thực tế là lớp cơ bên ngoài của khung xương và cơ trơn bên trong tạo thành một phức hợp chức năng.

Phần cơ của bò bao gồm một số nhóm cơ chính:

  • *mặt - điều chỉnh nét mặt, chuyển động của mắt, lỗ mũi, môi;
  • *nhai - di chuyển hai hàm;
  • *vai - di chuyển khung xương vai;
  • *xương ức - hỗ trợ các cơ quan của khoang ngực, mở rộng và chuyển dịch lồng ngực trong quá trình thở;
  • *xương sống - di chuyển các bộ phận đầu, cổ, cột sống, thắt lưng, xương chậu, đuôi của bộ xương;
  • *bụng - hỗ trợ các cơ quan trong bụng, cung cấp nhu động ruột, đi tiểu, công việc của đường tiêu hóa, co bóp tử cung.


  • 4 Phần TIÊU HÓA
  • Hệ tiêu hóa của bò bao gồm một số cơ quan:

    1. *Khoang miệng. Trong đó, thức ăn được nhai cùng với việc tiết ra nước bọt.
    2. *Thực quản là ống thông qua đó thức ăn đã nhai sẽ di chuyển vào dạ dày.
    3. *Dạ dày là cơ quan tiêu hóa và phá vỡ các mảnh thức ăn.
    4. *Tuyến tụy: Nằm ở phía bên của dạ dày,bên phải. Sản xuất dịch tiêu hóa.
    5. *Ruột non: Gồm có tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. Nó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đã tiêu hóa.
    6. *Đại tràng, trực tràng. Nó lên men khối thức ăn, tạo thành phân, thải ra bên ngoài qua hậu môn.
    7. Chiều dài của ruột bò là 63 m, gấp 20 lần chiều dài cơ thể. Thức ăn đã vào ống tiêu hóa sẽ được tiêu hóa trong 2-3 ngày. Một con bò khỏe mạnh bài tiết 20-40 kg phân mỗi ngày.



    8. Thức ăn thực vật thô được tiêu hóa trong dạ dày bò, gồm 4 phần:

      • *Dạ cỏ.
      • *Dạ tổ ong.
      • *Dạ lá sách.
      • *Dạ túi khế.

      Dạ cỏ của bò chứa được 200 lít. Tại đây, hệ vi sinh có lợi sẽ phân hủy chất xơ. Động vật tiết ra những phần thô nhất của thức ăn để chúng vào lại dạ cỏ và được tiêu hóa triệt để. Dạ dạng tổ ong thể tích 10 lít. Tại đây khối thức ăn lưu lại trong 2 ngày, được xử lý bằng vi sinh vật. Hơn nữa, thức ăn đi vào dạ lá sách, bao gồm nhiều tấm mỏng. Tại đây, chất lỏng được hấp thụ trong 5 giờ. Trong dạ dày chứa 10-15 lít, quá trình tiêu hóa hoàn thành, khối thức ăn tiếp xúc với tác dụng của dịch tiêu hóa.

      5 Cơ quan sinh dục
    9. *Bộ phận sinh dục của bò đực nhằm mục đích tổng hợp tinh trùng và thụ tinh với trứng:

      • -dương vật - cơ quan bài tiết nước tiểu và xuất tinh trùng.
      • -quy đầu - vỏ của mép ngoài của dương vật.
      • -ống niệu đạo.
      • -ống dẫn tinh -  giải phóng tinh dịch
      • -thừng tinh - một nếp gấp ở bụng chứa các ống dẫn tinh.
      • -tinh hoàn - cơ quan tổng hợp và tích tụ tinh trùng.
      • -Bìu là túi da chứa tinh hoàn.

      *Hệ thống sinh sản của gia súc cái để mang thai và sinh con.

      • -âm đạo.
      • -âm vật .
      • -môi âm hộ.
      • -tử cung là một cơ quan cơ bắp có chứa phôi thai đang phát triển.
      • -các ống dẫn trứng, qua đó trứng di chuyển từ buồng trứng.
      • -buồng trứng là cơ quan dự trữ trứng.




    10. 6 Đuôi

    11. Bộ xương đốt sống kết thúc bằng các đốt sống đuôi có thể di chuyển được. Đuôi bò dài, ngoằn ngoèo, có chổi quét ở cuối nhằm mục đích quét sạch côn trùng khỏi cơ thể. Bò là loài động vật khỏe, cứng cáp, có khung xương chắc khỏe và cơ bắp phát triển tốt. Sức khỏe của vật nuôi phụ thuộc vào hoạt động chính xác của các cơ quan và hệ thống, chúng phải được duy trì với sự chăm sóc, dinh dưỡng và cho ăn đầy đủ.


    12. - Sơ đồ nội tạng gia súc :






20 tháng 9, 2021

SẢY THAI (ABORTION)

 Bào thai là giai đoạn phát triển cuối cùng trong tử cung của thú mẹ,sự định vị của bào thai trong tử cung chắc chắn nhằm đảm bảo sự toàn vẹn và phát triển bình thường của thai.Nếu vì một lí do nào đó bào thai bị tống xuất ra khỏi cơ thể khi chưa tới ngày sinh thì gọi là sảy thai.






Sảy thai hoàn toàn là trường hợp toàn bộ thai không phát triển.bị chết đi hoặc bị tống ra ngoài sớm.

Sảy thai không hoàn toàn là chỉ có một vài thai bị tống ra ngoài,còn con khác vẫn phát triển bình thường.

Trong chăn nuôi sảy thai gây thiệt hại kinh tế rất lớn,đồng thời gây nhiều tác hại đến cơ thể thú mẹ như khoảng cách lứa đẻ kéo dài,thú mẹ dễ viêm tử cung,vô sinh hay lây lan bệnh khi sảy thai do mguye6n nhân truyền nhiễm.

Bò sảy thai sanh đôi




NGUYÊN NHÂN GÂY SẢY THAI


1 Nguyên nhân truyền nhiễm

Các căn nguyên truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể thú mẹ dẫn đến ảnh hưởng đến thai theo hai con đường : Nhiễm trùng huyếtNhiễm trùng qua đường sinh dục,nguyên nhân quan trọng gây ra trên các loại như sau :

*Trên trâu,bò : Brucella abortus,Leptospira,Listeria,Campylobacter,Samonella,Trichomonas,virus giả dại,virus gây tiêu chảy,virus viêm mũi,viêm khí quản...

*Trên dê,cừu : Erysipelas rhusiopathiae,virus cúm,toxoplasma,Leptospira,Brucella melitensis,Samonella,virus gây bệnh lưỡi xanh...

*Trên heo : virus gây triệu chứng rối loạn hô hấp và sanh sản,Leptospira,Brucella suis,Porcine parvovirus,virus giả dại,và các nguyên nhân dây bệnh nhiễm trùng đường sinh dục...

2 Nguyên nhân không truyền nhiễm

*Do yếu tố di truyền của thú mẹ đối với sự mang thai,thể hiện sự phát triển phôi thai không bình thường.

*Sự phân tiết các hormone sinh dục trong quá trình mang thai không bình thường ( Progesterone,estrogen,oxytocin) .

*Bộ phận sinh dục của thú mẹ có bệnh.Sau khi viêm nội mạc tử cung mãn tính,thú cái có thể mang thai lại bình thường,nhưng bệnh viêm tái phát có thể dẫn tới sảy thai,di chứng bệnh của lần đẻ trước.

*Tử cung phát triển không bình thường do bẩm sinh,có thể trở ngại cho sự phát triển của bào thai,phát triển đến mức nào đó thì bị đẩy ra ngoài.

*Thú mẹ bị bệnh ( bệnh gan,thận,hô hấp,tiêu hóa,tuần hoàn) cũng là nguyên nhân thứ phát ảnh hưởng đến bào thai.

*Hiện tượng xoắn tử cung,con cái quá già,sự hấp thu dinh dưỡng trong con cái cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

3 Nguyên nhân từ bào thai

*Số lượng thai quá nhiều.

*Thai phát triển không bình thường,thai dị hình.

*Viêm màng thai,phù thủng thai.

*Dây rốn dị dạng,qu1a dài hay quá ngắn,hay bị xoắn.

*Dịch thai quá ít hay quá nhiều.

*Nhau thai dị dạng,nhau thai không bám vào niêm mạc tử cung hay bám yếu cũng sẽ dẫn đến sảy thai.

4 Nguyên nhân ngoại cảnh,môi trường

*Trong trường hợp viêm nội mạc tử cung,âm đạo do tác nhân là các vi khuân thường trưc có sẵn như Staphylococus aureus,hay lây nhiễm lúc gieo tinh.

 *Do tác nhân cơ học thú mang thai bị té,bị rượt đuổi,chen lấn khi ăn uống,bị hút vào bụng.Trên heo thì sảy thai do nhảy chuồng,bị đánh đập hay cắn nhau.

*Do thú mẹ có thể nhiễm độc từ thức ăn.Gây tác động biến dưỡng trong cơ thể thú mẹ dẫn đến sảy thai.

*Một số thuốc ( Procaine penicillin G,Sulfadimethoxine,Ormetoprim) và một số loại Vacxin ( Lở mồm long móng,vacxin phòng bệnh tai xanh,vacxin bệnh IBR,IPV ) đôi khi có thể gây chết thai hoặc sảy thai trên heo,bò.

*Một số chất có trong thức ăn có hoạt chất giống như estrogen có thể gây sảy thai như đu đủ xanh,rể cây đu đủ,một số loại nấm từ lúa mạch,zearalone...có thể gây sảy thai hoăc chết thai,các độc tố từ nấm có thể gây thiếu oxy huyết ở bào thai dẫn đến sảy thai.

*Nhiệt độ qu1a nóng hay quá lạnh,ẩm độ quá cao hay quá thấp,nồng độ khí độc trong chuồng nuôi ( NH3,H2S,CO2...) ảnh hưởng trực tiếp tới con mẹ và gián tiếp tới phôi và thai.

5 Điều trị

*Khi con vật đã có triệu chứng sảy thai thì rất khó giữ được bào thai.Điều quan trọng là xác định nguyên nhân sảy thai và có phương pháp xử lý phù hợp để dưỡng lại lứa tiếp theo.


                        Nhận tư vấn,cung cấp thuốc và điều trị tại chuồng cho gia súc .

                                 Vui Lòng liên hệ sđt  0918275827 - Tôn An


                                              UY TÍN-CHẤT LƯỢNG


09 tháng 9, 2021

Covid-19 - 2021


 

Vĩnh Long sau gần hai tháng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16, tới ngày 5/9/2021 số ca dương tính đã giảm nhưng vì cẩn thận thêm xíu nên lãnh đạo xuống chỉ thị 15 tăng cường ,thì nó cũng gần như chỉ thị 16 luôn.nhưng nới ra cho người lao động được đi lại đi làm nhưng phải đăng kí giấy đi đường.

Nghề điều trị thú y cũng không ngoại lệ,mình hoạt động tư nhân đi xin giấy đi đường cũng khó chút do di chuyển nhiều nên chỉ cho phép đi trong ngày,khi nào hết thì xin tiếp.😄😄





-Test Covid tại bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long,mỗi lần là 300 nghìn,cho 3 ngày.Sau đó phải test tiếp.

- Mỗi vùng xanh đều có chốt bảo vệ hạn chế người vào cũng như mình bảo vệ ngôi nhà mình,mùa dịch bệnh mô hình bảo vê như vậy khá an toàn,hầu như huyện,xã nào cũng làm như vậy.


7/9/2021 đi làm một vòng tình hình chung mọi nơi như vậy😆😆
Sớm trở lại cuộc sống bình thường mới ,nhưng có lẽ nó sẽ không như ngày xưa nữa,người ta cũng sẽ phải thay đổi một số thói quen và tập tính.





Ảnh sưu tầm,dịch ngoài Bắc còn phức tạp nên đi cắt cỏ cũng phải xin giấy nhé.😊😊



Ngày đầu cấp giấy dân tập trung tại UB phường,nguy cơ lây lan do không giãn cách,hôm sau là giao về trưởng khóm,đăng kí đi đường xong đưa trưởng khóm đi vô phường chứng,cách này sẽ hay hơn.👍






- Vacxin sẽ hạn chế được triệu chứng nặng khi nhiễm bệnh,phản ứng sau tiêm không nặng như mọi người thấy.hãy lưa chọn kênh tin tức chình thống theo dõi,tránh bị hoang mang tư tưởng.


             * Hình trên là có tiêm Vacxin - Hình dưới là không tiêm Vacxin

*Phim tài liệu Covid - RANH GIỚI - Rất Hay và Xúc động,Bệnh nhân trở nặng trong thời gian vài phút ngắn ngủi,các bác sĩ,hộ lý làm việc với áp lực và khối lượng công việc quá sức.




* VĨNH LONG 16/9/2021

-Đã hạ xuống chỉ thị 15 do kiểm soát tốt dịch bệnh.hôm nay đi làm các chốt trong vùng xanh hầu như đã dỡ đi.người dân ra đường cũng khá đông,xe cộ tấp nập.Hi vọng sẽ kiểm soát tốt dịch
-Còn 3 khu vực còn phong tỏa .
Khóm 4 -P3 -TP Vĩnh Long
Xã Ngãi Tứ-Tam Bình
Xã Hiếu Nhơn-Ngã Hậu,Vũng Liêm.

*Trên đường đi làm 16/9 . Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang dần thành hình , lưu lại sau này hoàn thành coi nó hoành tráng cỡ nào 😁😁
*Đoạn nằm trên lộ 908 ,qua xã Nguyễn Văn Thảnh,Bình Minh




Lộ 908 nối từ Quốc Lộ 1 đi tới xã Tân An Thạnh,H Bình Tân ,giáp với H Lai Vung,Đồng Tháp,đường mới nâng cấp,chạy êm,rộng,hai bên là ruộng và đặc sản khoai lang của Bình Tân.



*Thứ 3 - 5/10/2021 - Nhiều người dân về quê sau mấy tháng ở thành phố bùng dịch.



*20/10/2021 





03 tháng 9, 2021

Thuốc Hormone sinh sản

 


Tóm tắt theo quyển DƯỢC LÝ THÚ Y 2018 (Võ Thị Trà An chủ biên)

Và kinh nghiệm đi làm  gieo tinh bò.

Bên cạnh kháng sinh và thuốc kháng viêm trong điều trị bệnh đường sinh dục,các sản phẫm kích thích tố sinh dục được sử dụng như công cụ hỗ trợ,quản lí ,điều trị bệnh đường sinh dục.

* KÍCH THÍCH TỐ

-Gonadotropin releasing hormone (GnRH)

-Follice -Stimulating hormone (FSH)

-Luteinizing hormone (LH)

-Equine chorionic Gonadotropin (eCG)

-Human chorionic Gonadotropin (hCG)

-Oxytocin

-Prolactin

-Progesterone

* Tóm tắt sơ lươc chức năng các kích thích tố này

-GnRH : Làm tăng tiết LH và FSH, trong chăn nuôi tác động của GnRH khác nhau theo loài,Một mũi tiêm GnRH hay chất tương đồng có thể làm tăng tiết LH nên gây rụng trứng ở bò và cừu nhưng không rụng trứng ở ngựa.

-FSH : Kích thích nang noãn trên buồng trứng phát triển,tạo tinh trùng và tiết estrogen.Chế phẩm dùng để kích thích nang noãn phát triển với mục đích gây đa xuất noãn(nhiều noãn) để phối giống ngoài mùa sinh sản.

-LH : tác động lên cả dịch hoàn và buồng trứng .LH kích thích tiết Androgen  từ màng bao nang noãn ở buồng trứng và từ tế bào Leyding của dich hoàn,kích thích thể vàng tiết Progesterone.

-eCG : huyết thnh ngựa chửa,chất này có tác dụng giống như FSH ,nhưng tác dụng kéo dài lại có bất lợi nên ít được sử dụng.

-hCG : có tác dụng như LH và thời gian bán rã dài nên hạn chế sử dụng.

-Oxytocin : dụ trữ ở thùy sau tuyến yên,dùng kích thích tiết sửa,hỗ trợ sinh đẻ,phục hồi tử cung tống nhau bị sót.

- Progesterone : đươc tiết phần lớn từ thể vàng và nhau thai,đây là yếu tố điều hòa quan trọng trong hoạt động sinh sản của thú cái bao gồm điều phối chu kì động dục thông qua ảnh hưởng phân tiết LH.ức chế vận động cơ trơn tử cung,phong bế hành vi động dục của thú cái,và do đó giúp phôi sống sót và giúp gây động dục đồng loạt trong sinh sản.

-Estrogen : có nhiều chức năng trên thú cái,kích thích tố này chi phối hành vi động dục ,gây co cơ tử cung và làm cho co cơ tử cung nhạy cảm với tác động của oxytocin và prostaglandin trong lúc động dục hoặc sinh đả.Sử dụng estrogen có thể làm tiết LH nhưng kết quả rụng trứng không ổn định vì không có estrogen tham gia kích thích trưởng thành nang noãn vào thời kì trước động dục 

Qua quá trình đi làm thì nếu tiêm estrogen(O.S.T , Ostradiol, ...) cho gia súc lên giống mau thì hiệu quả đậu thai ít.

-Androgen : gồm Testosterone là kích thích tố sinh dục chính của thú đực.có vai trò duy trì sự sinh tinh,kích thích hoạt động của các tuyến sinh dục phụ và đặc điểm sinh duc thứ cấp kể cả định hướng giới tính.

-Prostaglandin : chức năng liên quan sinh sản,PGF2@ được chú trọng trong việc gây thoái hóa thể vàng,rụng trứng,khởi động sinh đẻ và vận chuyển giao tử trong đường sinh dục cái/đực.Dùng phổ biến trong điều khiển chu kì động dục hoặc kích đẻ đồng loạt.

-Glucocorticoid : gồm cortisol và costicosterone(ức chế miễn dịch) ,từ tuyến thượng thận,có vai trò như một tín hiệu từ bào thai để khởi động quá trình đẻ,kích thích tố này dùng trong thời điểm đẻ nhưng tăng nguy cơ sát nhau nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này

Điển hình phổ biến là DEXAMETHASONE , dùng phối hợp với PGF2@ để kích thích đẻ theo ý muốn,

trong các ca bò bị lòi trong lúc cuối thai kì.

Không dùng Dexa cho bò trong thời gian mang thai.

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ

-Thường gặp là điều biến chu kì động dục bằng cách dùng các hợp chất hỗ trợ mang thai hoặc dùng PGF2@ gây thoái hóa thể vàng.

-Kích thích dùng để sử dụng điều trị,bao gồm điều trị rối loạn sinh sản(không động dục) và điều trị viêm nội mạc tử cung.

-Về đường cấp thuốc : không thể sử dụng qua đường uống vì chúng bị các enzyme đường tiêu hóa phân hủy.phần lớn dùng đường tiêm ,truyền dịch hoặc cấy.


Một số hình ảnh sử dụng kích thích tố gây động dục đồng loạt và xử lý bò chậm động dục hay động dục yếu.Tùy theo tình trạng của bò nái mà có hướng xử lý khác nhau ạ,phải thăm khám tử cung,buồng trứng chuẩn đoán và có liệu trình ,bò tơ khác và bò rạ khác ạ












Về chất lượng thuốc ngoài các kích thích tố nhập khẩu như Pfizer,Bayer...hiện nay sản phẩm của Việt Nam dùng vẫn rất hiệu quả,tỉ lệ thành công cao như sản phẩm của  Hanvet,Vemedim,Cai lậy....


31 tháng 8, 2021

Viêm Da Nổi Cục - LSD (Lumpy SKin Disease)

1. Đặc điểm của vi rút gây bệnh 

 Bệnh viêm da nổi cục VDNC (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại. * Vi rút gây bệnh viêm da nổi cục thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh đậu trên dê, cừu. * Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong 2 giờ, 65 độ C trong 30 phút. Vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ -80 độ C trong 10 năm và dịch nuôi cấy mô nhiễm vi rút được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C trong 6 tháng. * Vi rút viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng. 

  2. Triệu chứng, bệnh tích

Trâu, bò mắc bệnh có những dấu hiệu dưới đây: – Sốt cao, có thể trên 41độ C. – Giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú. – Suy nhược, bỏ ăn và hốc hác. – Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt. – Sưng hạch bạch huyết bề mặt. – Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2–5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sân này có hình tròn, chắc, tròn và nhô cao, liên quan đến da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới. – Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn. – Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi. – Các chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, chẳng hạn như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển. – Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời. – Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng



.
  3. Phòng, chống bệnh

Kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh tại các nước Châu Âu và Tây Á cho thấy các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm: Phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò. Đối với những nước không có dịch bệnh, cần hạn chế nhập khẩu trâu, bò và một số sản phẩm trâu, bò; áp dụng biện pháp giám sát phát hiện bệnh trong phạm vi tối thiều là 20km từ quốc gia hoặc vùng có dịch. Đối với những nước có dịch bệnh, hạn chế vận chuyển trâu, bò trong khu vực có dịch; tiêu hủy trâu bò biểu hiện triệu chứng lâm sàng và tiêm phòng. Thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống), phương tiện vận chuyển. Có biện pháp để tiêu diệt các loài vật chủ trung gian truyền bệnh như: ruỗi, muỗi, ve, mòng và các loại côn trùng hút máu khác,… tại khu vực chuồng nuôi. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt; đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn trâu bò. 

  4. Điều trị và phòng chống bệnh kế phát

- Nguyên tắc chung: để tăng hiệu quả điều trị khi trâu, bò mắc bệnh VDNC cần phát hiện sớm, xử lý kịp thời; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nâng cao sức khỏe cho trâu bò; sử dụng kết hợp các loại thuốc tăng sức đề kháng, điều trị triệu chứng và các nguyên nhân nhiễm trùng kế phát. - Khi phát hiện trâu bò mắc bệnh: Sử dụng các loại thuốc trợ sức, trợ lực để tăng cường sức đề kháng cho trâu bò như Glucose, Vitamin A,D,E; B-Complex; Vitamin C,... để tiêm hoặc hòa vào nước cho uống hàng ngày. - Khi con vật có biểu hiện sốt cao (phát hiện qua cặp nhiệt độ, gương mũi khô, phân táo,...) sử dụng các loại thuốc hạ sốt như Anagin C, Ketovet... - Tiêu đờm, hỗ trợ gia súc dễ thở hơn, tăng cường hoạt động của cơ tim bằng các thuốc như Bromhexin hydroclorid, Cafein,... - Khi trâu, bò có hiện tượng viêm, sưng: Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thành phần hoạt chất chính như Ketoject, Dexamethasole Natri phosphat 0,1%, Flunixin, ... - Sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống bội nhiễm kế phát, nhiễm trùng (Nên sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng, thời gian tác dụng kéo dài) như: Amoxyline LA, Kanamycine, Oxytetraxycline... - Trường hợp phát hiện trâu bò có triệu chứng, biểu hiện mắc ký sinh trùng đường máu, sử dụng các loại thuốc như Ivermectin, Azidin(Hanvet), trybabe(vemedim Cần Thơ)… (lưu ý không tiêm cho gia súc đang mang thai; trước khi dùng thuốc 10-15 phút nên tiêm cafein hoặc long não để trợ tim, trợ sức). - Đối với các vết loét do bệnh VDNC: Rửa sạch các vết loét ở da, miệng, bầu vú, chân, bụng, … bằng các dung dịch như nước muối sinh lý, thuốc tím, cồn Iodine... sau đó có thể sử dụng các loại kháng sinh mỡ như Rivanol, Oxytetraxicline, Pen-step…bôi vào vết loét. - Căn cứ vào các triệu chứng quan sát được như ho, khó thở, tiêu chảy, chướng hơi, ký sinh trùng đường máu để sử dụng các loại kháng sinh, thuốc an thần, cầm tiêu chảy, điều trị ký sinh trùng đường máu... theo thực tế.



                       
   Kênh Youtube VTV16 bệnh VDNC


 


  Bò mang thai tiêm VDNC được không?

 


  5. Vacxin phòng bệnh VDNC

Đối với vắc xin Lumpyvac được bảo quản ở nhiệt độ từ 20C đến 80C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, không bảo quản ở chế độ đông lạnh. Trong quá trình vận chuyển và sử dụng vắc xin phải được bảo quản trong thùng xốp cùng với đá lạnh hoặc đá khô. . Sử dụng vắc xin - Vắc xin Lumpyvac là vắc xin nhược độc dạng đông khô. - Dung dịch pha (gồm vắc xin + lọ nước muối sinh lý 50 ml đã được làm mát); sử dụng lọ vắc xin đã pha trong vòng 2 giờ. Mỗi lần lấy vắc xin đã pha vào xi lanh phải lắc đều lại một lần nữa. - Cách pha vắc xin: Lọ vắc xin 25 liều pha với lọ nước muối sinh lý 50 ml tiêm cho 25 con trâu, bò. - Sử dụng: + Lắc kỹ vắc xin đã pha trước khi tiêm; + Tiêm dưới da. + Liều dùng: 2ml/con trâu, bò. . Mùa vụ và thời gian tiêm phòng Triển khai tiêm phòng định kỳ vắc xin phòng bệnh VDNC 01 lần/năm (thời gian miễn dịch của vắc xin Lumpyvac là 12 tháng). - Đối với trâu, bò đang mang thai (có chửa) cần thao tác nhẹ nhàng; không tiêm cho trâu, bò mang thai ở thời kỳ đầu và thời kỳ cuối của quá trình mang thai.

Đôi điều thú vị về trái tim (14/2/2024)

 "Trái tim" biểu tượng bày tỏ yêu thương nồng nhiệt,với sắc thái vui tươi,hạnh phúc ngọt ngào. Còn "tim" trong cơ thể co...

 

Nhận thông tin mới

Liên lạc

Tôn An 091 8275827

Bạn đồng hành